ÔN LẠI TRUYỀN THỐNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11!

Thứ hai - 21/11/2022 02:54 193 0
ÔN LẠI TRUYỀN THỐNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM!
Cách đây hơn nửa thế kỷ, vào tháng 8 năm 1957, Hội nghị Quốc tế các nhà giáo họp tại Vacsava (Ba Lan) đã thông qua bản Hiến Chương các nhà giáo và quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm là Ngày quốc tế hiến chương các nhà giáo, nhằm để tôn vinh nghề dạy học và củng cố, phát triển mạnh mẽ nền giáo dục tiến bộ trên toàn thế giới.
Ở Việt Nam, do hoàn cảnh đất nước còn bị chia cắt, năm 1958, lần đầu tiên ngày Hiến chương các nhà giáo quốc tế được tổ chức trên toàn miền Bắc. Từ đó, ngày 20/11 bắt đầu trở thành niềm tự hào của các nhà giáo và dần dần đi vào tiềm thức của nhân dân và các thế hệ học sinh.
Sau năm 1975, đất nước hoàn toàn thống nhất, Ngày 20/11 được tổ chức rộng rãi trên toàn quốc. Dưới sự chỉ đạo, ủng hộ và giúp đỡ của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền, đoàn thể và nhân dân cả nước, ngày hiến chương các nhà giáo quốc tế, đã được tổ chức đều đặn hàng năm với nhiều hình thức phong phú, bổ ích, thiết thực và thực sự trở thành ngày hội lớn của dân tộc nói chung và của Nhà giáo nói riêng.
Với tính chất và mục đích tốt đẹp của ngày hiến chương các nhà giáo quốc tế, theo nguyện vọng của nhân dân và các thầy cô giáo Việt Nam, năm 1982, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức đề nghị và được Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Quyết định số 167 lấy ngày 20/11 hàng năm là Ngày nhà giáo Việt Nam”Đây là quyết định có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện quan điểm của Đảng, của Nhà nước về vị trí, vai trò của Nhà giáo trong sự nghiệp đào tạo lớp người mới xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Lễ kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam đầu tiên được Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hết sức trọng thể tại Quảng trường Ba Đình - Hà Nội vào ngày 20/11 năm 1982.
Để nghi nhận công lao, vị trí xã hội và động viên khuyến khích các nhà giáo, ngày 30/5/1985 Chủ tịch Hội đồng Nhà nước đã ký công bố Pháp lệnh quy định giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà nước cho các công trình thuộc lĩnh vực khoa học kỷ thuật, văn hoá nghệ thuật... và Pháp lệnh quy định vinh dự Nhà nước “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” để tặng các cô nuôi dạy trẻ, giáo viên mẫu giáo, giáo viên phổ thông, giáo viên bổ túc văn hoá, giáo viên dạy nghề, cán bộ giảng dạy đại học... có thành tích xuất sắc.
Truyền thống Nhà giáo Việt Nam là niềm tự hào, là ý thức trách nhiệm của đội ngũ những người thầy đã được hình thành, vun đắp và phát triển trong tiến trình lịch sử. Những truyền thống tốt đẹp đó bao gồm:
Phẩm chất nổi bật trước hết, Nhà giáo Việt Nam giàu lòng nhân ái, yêu thương con người sâu sắc. Đây là một đặc điểm cơ bản của nhà giáo Việt Nam, nó bao trùm lên toàn bộ công việc của người thầy giáo: Tiếp thu đạo lý làm người của các thế hệ trước để truyền lại cho những thế hệ sau. Thầy giáo hôm nay, cụ đồ ngày xưa đều là những người có học vấn, có đạo đức. Biết bao người thầy nổi tiếng “hay chữ”, “tài cao đức trọng” thường có rất nhiều người theo học, “môn đồ” có đến năm bảy trăm như thầy Lê Quý Đôn hoặc tới vài ba ngàn người, như thầy Chu Văn An và nhiều thầy giáo khác trong thời đại của chúng ta như thầy Nguyễn Văn Huyên, Tạ Quang Bửu, Đặng Thai Mai … đã góp nhiều công sức để phát triển sự nghiệp giáo dục nước nhà.
Nét đẹp của Nhà giáo Việt Nam đó là lòng yêu nước nồng nàn. Suốt hành trình lịch sử oanh liệt nhưng không ít đau thương của dân tộc ta, đã ghi lại những tấm gương tiêu biểu của các thế hệ nhà giáo chân chính; làm sao có thể diễn tả được tấm lòng cao thượng, cốt cách thanh cao không bị cám dỗ bởi tiền tài, danh vọng. Đó là các tấm gương sáng ngời còn mãi trong lòng dân của thầy Cao Bá Quát, thầy Nguyễn Bỉnh Khiêm, thầy Nguyễn Đình Chiểu ... hiểu sâu biết rộng trong mọi lĩnh vực, canh cánh một lòng ái quốc, thương dân. Tiêu biểu hơn hết là thầy Nguyễn Tất Thành với cốt cách nhà giáo yêu nước sâu sắc, Người đã vượt qua muôn trùng gian khó để tìm đường cứu nước, cứu dân, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh và lãnh đạo con thuyền cách mạng Việt Nam, với mong muốn: “Đồng bào ta, ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.
Nhà giáo Việt Nam thường sống một cuộc đời thanh cao, không màng danh lợi, thường dựa vào dân, sống cuộc đời của dân. Trong chiến tranh, cũng như thời bình, thầy giáo được dân nuôi cơm, đói no với dân. Ngoài thời gian dạy bảo học trò, thầy giáo còn là người tiếp xúc rộng rãi. Do đó thầy giáo là người hiểu biết nhất trong vùng, nên khi có việc hệ trọng cần thiết là người dân lại đến hỏi thầy. Thầy giáo trở thành niềm tin, là điểm tựa của nhân dân.
Người thầy giáo ngày xưa đã thế, ngày nay người thầy giáo vẫn tiếp nối truyền thống tốt đẹp đó, nhất là thầy giáo ở nông thôn, miền núi xa xôi hẻo lánh, ngoài việc dạy chữ, dạy người, người thầy giáo còn  thật sự là cán bộ địa phương, là bạn của mọi người, là “cố vấn” của  mọi gia đình, là niềm tin và tấm gương sáng cho mọi phụ huynh và học sinh noi theo.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

vanbanhuyen
 

BÁO CÁO SỐ 248/BC- UBND

BÁO CÁO TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THÁNG 7 NĂM 2024 TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HÒA MỸ ĐÔNG

Thời gian đăng: 22/07/2024

lượt xem: 61 | lượt tải:7

BÁO CÁO SỐ 239/BC- UBND

BÁO CÁO TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ CCHC THÁNG 7 NĂM 2024 TRÊN ĐỊA BÀN XÃ

Thời gian đăng: 22/07/2024

lượt xem: 62 | lượt tải:10

KẾ HOẠCH SỐ 78/KH- UBND

KẾ HOẠCH TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN CÔNG TÁC CCHC NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HÒA MỸ ĐÔNG NĂM 2024

Thời gian đăng: 25/06/2024

lượt xem: 241 | lượt tải:21

KẾ HOẠCH SỐ 77/KH- UBND

KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN THÁNG HÀNH ĐỘNG PHÒNG CHỐNG MA TÚY NĂM 2024 TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HÒA MỸ ĐÔNG

Thời gian đăng: 25/06/2024

lượt xem: 141 | lượt tải:10

BÁO CÁO SỐ 210/BC- UBND

BÁO CÁO TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC CCTTHC THÁNG 6 NĂM 2024 TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HÒA MỸ ĐÔNG

Thời gian đăng: 25/06/2024

lượt xem: 215 | lượt tải:16
Thống kê truy cập

Đang truy cập: 31

Hôm nay: 9,103

Hôm qua: 9,281

Tháng hiện tại: 81,760

Tháng trước: 38,132

Tổng lượt truy cập: 435,497

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây