Óc địa phương, óc bè phái, địa phương chủ nghĩa và tư duy nhiệm kỳ, tự diễn biến, tự chuyển hóa, lợi ích nhóm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đó là các chứng bệnh của chủ nghĩa cá nhân. Để phòng và chống, mỗi cán bộ, đảng viên phải nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân theo di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
TỪ CÁC CHỨNG BỆNH CỦA CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN
Óc địa phương, óc bè phái, địa phương chủ nghĩa để chỉ những chứng bệnh của chủ nghĩa cá nhân được Hồ Chí Minh dùng trong tác phẩm “Đường Cách mệnh” (1927); “Thư gửi các đồng chí Trung Bộ” (1947); “Thư gửi các đồng chí Bắc Bộ” (1-3-1947) và “Sửa đổi lối làm việc” (10-1947)... Trong đó, óc địa phương được Người nêu trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, ở phần “Những khuyết điểm sai lầm”. Trong tác phẩm này, sau khi nêu đích danh các chứng bệnh của chủ nghĩa cá nhân như: tham lam, lười biếng, kiêu ngạo, hiếu danh, thiếu kỷ luật, óc hẹp hòi, óc lãnh tụ, Người viết tiếp trong mục: g) Óc địa phương và chỉ rõ: “Bệnh này tuy không xấu bằng các bệnh kia nhưng kết quả cũng rất tai hại. Miễn là cơ quan mình, bộ phận mình, địa phương mình được việc. Còn các cơ quan, bộ phận, địa phương khác ra sao cũng mặc kệ”(1). Theo Người, nguyên nhân sinh ra óc địa phương, “đó là vì cận thị, không xem xét toàn thể. Không hiểu rằng lợi ích nhỏ phải phục